Hỗ trợ trực tuyến
support yahoo support skype
Hotline:
0966.291.010

Ảnh hưởng của khí hậu đối với sức khỏe con người như thế nào?

 

        Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đào Ngọc Phong: Chúng ta đã biết khá nhiều bệnh do thời tiết và khí hậu gây nên. Những đặc điểm về dịch tễ học, cơ chế bệnh có liên quan đến thời tiết và khí hậu thì chưa được sáng tỏ. Các yếu tố khí hậu thường có ảnh hưởng tới bệnh hen, viêm phế quản, thấp khớp, ung thư da, u sắc tố ác tính, những thương tổn về tim mạch v.v.v. Chúng ta cũng đã biết những loại gió như Midi ở Pháp, gió Phơn vùng núi Anpơ (Alpes) gây tình trạng kích thích, thể trạng suy nhược, chóng mặt, chảy máu, ứ trệ tĩnh mạch, thay đổi huyết áp v.v.v và những loại gió như gió Lào, gió Ô Quý Hồ, gió Than Uyên làm cơ thể suy kiệt, mất nước, xuất huyết v.v.v.

            Đối với các yếu tố tổng hợp của khí hậu tác động tới sự hình thành và phát triển một số dạng bệnh, chúng ta thường lưu ý nghiên cứu loại khí hậu nóng - khô và khí hậu nóng - ẩm. Những loại khí hậu này hay những rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn tới tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể. Cũng nên phân biệt giữa dạng say nóng với dạng say nắng. Say nóng là do tác động của nhiệt lượng cao, còn say nắng là tác động của bức xạ mặt trời, đặc biệt là các tia tử ngoại, những tia này chiếu vào hộp sọ gây tổn thương màng não và não. Say nắng không gây sốt chủ yếu xuất hiện những dấu hiệu thuộc về thần kinh. Khí hậu nóng - ẩm còn làm tổn thương da, gây hậu quả lâu dài lên hệ tim mạch, lên thận ở những người sống trong vùng nóng ẩm (Lampert 1968). Tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm khi nhiệt độ không khí chuyển từ lạnh sang nóng. Nếu nhiệt độ không khí tăng cao đáng kể và khí hậu biến đổi đột ngột trong mùa nóng thì đó là nguyên nhân tăng tỷ lệ tử vong (Licht 1964). Khí hậu chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại là mối đe dọa đối với sức khỏe người già và người bị bệnh tim.

            Vùng khí hậu lạnh tuy không gây những hậu quả gay gắt như vùng khí hậu nóng, nhưng những tác hại do khí hậu lạnh gây ra cũng không thể xem nhẹ. Khí hậu lạnh thường gây cho con người bị cước các đầu ngón chân và ngón tay, da tím tái, chân cứng đờ, thân thể cóng lạnh v.v.v. Người già có thể chết khi nhiệt độ ở trung tâm cơ thể xuống dưới 300C (Mets 1967). Khí hậu lạnh còn làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ các bệnh đường hô hấp, lao, thấp khớp. Do các đợt rét kéo dài, nhiệt độ không khí thay đổi quá lớn (5 – 60C) và quá nhanh thường đe dọa sức khỏe những người già và có thể gây ra tử vong.

            Khí hậu ở những vùng núi cao do thiếu oxy trong không khí thường gây nhức đầu, mất ngủ, rối loạn nhịp thở, rối loạn thông khí phổi, tăng hồng cầu , tăng tần số tim (Bonlone và Ruffié 1971). Người ta cũng đã phát hiện những dị tật bẩm sinh về tim, bệnh thông nhĩ - thất (Tổ chức y tế thế giới 1969). Bệnh tăng huyết áp và bệnh thiếu máu ít gặp ở vùng cao (Tổ chức y tế thế giới 1969). Chứng “phù phổi cấp” có thể nảy sinh ở những người đột ngột từ vùng cao xuống vùng thấp và trở lại ngay vùng cao ban đầu (Hurtado 1937).

            Mùa khí hậu tác động lên hoạt động sống của con người và ảnh hưởng tới các loại bệnh xuất hiện theo mùa, do cơ thể bị giảm sức đề kháng hoặc do khí hậu tạo thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng lây lan. Các thầy thuốc cổ đã nhận xét chính những thay đổi khí hậu, đặc biệt là những biến động mãnh liệt trong mùa đã gây ra bệnh. Những mùa chuyển tiếp từ từ ít gây nguy hiểm hơn nhờ những điều tiết kịp thời của cơ thể, những thay đổi thích hợp dần của chế độ ăn và nhiệt độ.

            Dưới đây là những tác động có tính chất chu kỳ đối với những cơ chế sinh lý và đối với một số bệnh thường gặp theo mùa :

Các tác động chu kỳ ngắn

Các tác động chu kỳ dài (theo mùa hoặc có tính chất mùa)

CƠ CHẾ SINH LÝ

Máu

Bạch cầu : tăng sau khi áp suất khí quyển giảm, kèm theo nhiệt độ khí quyển lạnh đi.

Bạch cầu ưa axít :

 

 

Protein huyết thanh toàn phần :

Anbumin : thường cao hơn vào những thời kỳ lạnh.

Globutin : thường thấp hơn vào những thời lạnh.

Hemoglobin : thường cao hơn những thời kỳ lạnh.

Protrombin :

 

Lượng canxi (huyết thanh) :

 

Lượng magie :

Lượng photphat :

Lượng iot :

Hàm lượng vitamin C :

Các enzyn của gan : Transaminaza thường tăng sau kích thích lạnh.

Profibrin : tăng sau khi gió Phơn lạnh tràn qua.

Khối lượng máu : giảm sau kích thích lạnh.

Dung tích sống :

 

Tốc độ lắng máu : tỷ lệ phần trăm thường cao hơn 1-2mm/giờ thứ nhất trong giai đoạn lạnh.

Đông máu :

 

Chảy máu : sau điều trị bằng các chất chống đông máu.

Nước tiểu :

Khối lượng nước tiểu : tăng sau kích thích lạnh.

 

 

17-xetosteroit : tăng sau kích thích lạnh, sau giai đoạn đầu tiên của một stress mãnh liệt nào đó thì kích thích gây tụt lượng tiết 17-xetosteroit.

Clorit : giảm sau kích thích lạnh.

 

pH : tăng sau kích thích lạnh.

Natri :  giảm sau kích thích lạnh.

Kali : thường giảm sau kích thích lạnh.

Ure : giảm sau kích thích lạnh.

Hexosamin : giảm sau kích thích lạnh.

 

CHUYỂN HÓA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

 

Tuyến giáp : kích thích lạnh gây tăng hoạt động tuyến giáp, sung huyết mạnh trong các mao mạch nang và mất chất keo trong nang.

Thiếu tia tử ngoại hoặc bóng tối gây quá sản và mất chất keo.

Thượng thận :  kích thích lạnh gây phì đại và tăng sản sinh hocmon.

Tuyến yên : kích thích lạnh làm tăng sản sinh thyrotrophin.

HUYẾT ÁP

(tối thiểu)

Tăng sau một giai đoạn lạnh.

 

Sức chống đỡ của các mao mạch : tăng sau khi gây lạnh. Xuất huyết não và tính dễ vỡ mao mạch.

Cân nặng lúc đẻ :

 

Tần số sinh đẻ :

 

Mang thai :

 

Giới : theo Peterson thụ thai trong thời kỳ lạnh cho thống kê thiên về con trai, trong thời kỳ ấm thiên về con gái.

BỆNH

Các bệnh phổi :

Lao : khái huyết tăng sau khi bị tác động bởi thời tiết trước mưa bão, sau khi có gió Phơn, sương mù lạnh ẩm hoặc các đợt nóng đột ngột.

Hen : (phế quản) tăng khi lạnh đột ngột (đặc biệt nếu có kèm theo tụ áp suất khí quyển và tăng tốc độ gió).

Viêm phế quản : bệnh khởi phát khi có xuất hiện sương mù (đặc biệt trong vùng bị ô nhiễm không khí) và nhất là khi có lạnh kèm theo.

Cảm : các phản ứng dị ứng thường tăng trong không khí lạnh.

 

Ung thư :

Ung thư da : gặp nhiều khi tăng số giờ phơi nắng và phơi da dưới ánh nắng gay gắt.

Bệnh mắt :

Glôcôm cấp tính : nhiều cơn kịch phát, nhất là trong các ngày rất lạnh, hoặc rất nóng.

Bong võng mạc :

 

Viêm kết mạc (cấp tính):

Thấp khớp :

Rất nhiều dạng viêm khớp phản ứng với khí hậu quá lạnh.

Bệnh tim :

Viêm tắc động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực thường xảy ra 1 thời kỳ rất lạnh.

 

 

Bệnh nhiễm trùng :

Những thay đổi thời tiết tác động tới cơ chế điều hòa nhiệt lan truyền của virút.

Cúm :

 

bại liệt : không khí nóng ẩm có thể tạo điều kiện cho virút bại liệt phát triển và lan rộng.

Bệnh tâm thần :

Tâm thần phân liệt : tăng trạng thái rối loạn và tăng lợi niệu khi có xuất hiện không khí ẩm.

Động kinh : tăng số cơn sau khi lạnh đột ngột (gió Phơn lạnh v.v.v)

Suy nhược tâm thần :

Bệnh về da :

Các điều kiện thời tiết làm thay đổi tốc độ thoát mồ hôi, axit phủ lên da, nắng có thể gây viêm da.

Loét dạ dày :

Lượng axit giảm khi người bệnh ở môi trường có nhiệt độ cao.

Tử vong chung :

Tử vong do sơ cứng động mạch tim sau khi lạnh đột ngột hoặc do bị nhiệt kích thích quá mạnh.

 

 

Cao trong mùa đông, cực đại vào tháng 12, cực tiểu vào tháng 8 (Tây Âu).

 

Cao tháng 1 – 4 (cực đại vào tháng 3), thấp tháng 5 – 9 (cực tiểu vào tháng 7 – 8 ở Tây Âu).

Thường mùa đông cao hơn mùa hè.

Thường mùa đông cao hơn mùa hè.

 

Thường mùa hè cao hơn mùa đông.

 

Cao nhất vào mùa đông, thường thấp nhất vào khoảng tháng 6 (Tây Âu).

Thấp  nhất vào mùa đông và mùa xuân (ở người lớn).

Cực tiểu vào mùa đông, cực đại vào mùa hè.

-nt-

-nt-

-nt-

Thấp vào mùa đông cao vào mùa hè.

 

 

 

 

Mùa đông thấp hơn mùa hè.

 

Ở trẻ em (dưới 6 tuồi) tăng tháng 1 – 5, ở các trẻ khác tăng tháng 4 – 8.

Tỷ lệ phần trăm cao hơn 1-2mm/giờ thứ nhất về mùa đông so với mùa hè.

 

Thời gian đông máu (ở thỏ) rút ngắn, đặc biệt là trước khi gió Phơn lạnh tràn qua.

Cực đại vào tháng 1 – 2, cực tiểu vào tháng 6 (Hà Lan).

 

Các giá trị trung bình về mùa xuân và đầu mùa hè thường nhỏ hơn. Các biên độ (chênh lệch giữa giá trị cực đại và cực tiểu) cao vào mùa thu.

Giá trị trung bình hàng ngày thấp nhất vào mùa thu.

 

 

Giá trị trung bình hàng ngày thấp nhất vào mùa thu.

Giá trị thấp nhất vào mùa thu và đầu mùa đông.

 

Giá trị trung bình cao nhất vào mùa hè.

Bài tiết trung bình hàng ngày cao nhất vào mùa hè.

Chuyển hóa chung ở trẻ em cao về mùa hè, cực đại vào mùa thu, giảm đột ngột vào mùa đông.

Tăng hoạt động tuyến giáp về mùa đông.

 

 

 

 

 

Tăng hoạt động về mùa đông.

 

Tăng sản sinh hocmon lutein vào mùa xuân và đầu mùa hè.

 

 

Cao nhất vào mùa thu và mùa đông, thấp nhất vào mùa hè (Tây Âu).

Cao nhất vào mùa đông và mùa xuân.

 

 

Lớn trong tháng 6 và 7, nhỏ từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Số thụ thai cao nhất trong tháng 6, số thai chết cao nhất vào tháng 1.

Độ dài của thời mang thai tăng trong mùa hè ấm (ở động vật máu nóng).

 

 

 

 

 

Nhạy cảm với thử tubeculin tăng.

 

 

 

Thấp vào mùa đông, tăng đột ngột sau tháng 6, cực đại vào cuối mùa thu (Tây Âu).

Cao vào mùa đông, thấp vào mùa hè (Tây Âu).

 

 

Cảm thường liên quan tới mùa ra hoa của một số loài thực vật. Vd : chứng sổ mũi mùa.

 

 

 

 

Chỉ số phát bệnh tăng trong mùa đông (cực đại vào tháng 11 ở Tây Âu) thấp vào mùa hè.

 

Cực đại vào tháng 6 (Hà Lan) hoặc tháng 3 -  (Thụy Điển) cực tiểu vào mùa đông.

Thường xảy ra vào tháng 5 – 6 Tây Âu.

 

Các triệu chứng đau khớp thường gặp trong đầu mùa đông (Tây Âu).

 

Tử vong cao nhất vào tháng 1 – 2 (Tây Âu và Bắc Mỹ) thấp nhất vào tháng 7 – 8, ở các xứ nóng (như miền Nam Hoa Kỳ) tử vong cao nhất vào mùa hè, thấp nhất vào mùa đông.

 

Cực đại vào tháng 2 – 3 tăng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (Tây Âu).

Cực đại tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tăng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

Cực đại ở tháng 8 – 9, tăng tháng 5 – 9 (Bắc Bán Cầu).

 

 

Trạng thái rối loạn cao nhất vào tháng 11 – 12 (Tây Âu), thấp nhất vào tháng 1 – 3 (Tây Âu).

Cực đại khoảng tháng 11 – 12.

 

Cực tiểu vào mùa hè, xảy ra cao nhất trong khoảng tháng 1 – 3.

Bệnh chàm tăng về mùa xuân, mụn nhọt tăng vào tháng 7 – 8.

 

 

Thừa axit trong mùa lạnh.

 

 

Cực đại từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau (Tây Âu) cực tiểu vào tháng 6.

 

 

            Ở Miền Bắc Việt Nam, thời tiết và khí hậu tác động đến sức khỏe và các loại bệnh cũng biểu hiện theo những quy luật chung. Nghiên cứu trên cơ thể người già, chúng ta thấy những tháng nóng thường có tỷ lệ tử vong cao ở các bệnh tiêu hóa (tháng 6), ung thư (tháng 7). Những tháng rét lạnh tử vong cao ở người già mắc các bệnh hô hấp (tháng 2), tim mạch (tháng 12). Đặc biệt tai biến mạch máu não tăng cao trong điều kiện áp suất khí quyển thay đổi đột ngột, nhiệt độ không khí giảm thấp trong tháng 12 và tháng 1.

            Bệnh thấp khớp ở miền Bắc Việt Nam có liên quan tới áp suất khí quyển, song chủ yếu là với nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Độ ẩm có ảnh hưởng xấu rõ rệt nếu sự bốc hơi ngoài da dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt độ tại chổ vào các tháng lạnh. Theo một số thầy thuốc, bệnh thấp tim ở Việt Nam chiếm tỷ lệ hàng đầu với 81% so với các bệnh tim mạch được điều trị trong bệnh viện. Số người lớn bị bệnh thấp khớp ở vùng ven biển cao hơn ở vùng cao. Tỷ lệ thấp khớp ở Thái Bình là 2,88%, ở Vĩnh Phúc là 0,73%. Vùng ven biển Thái Bình thuộc vùng đồng ruộng thấp, úng, nền nhà không cao ráo, độ ẩm lớn hơn vùng cao, nên tỷ lệ thấp khớp cao hơn các vùng khác.

            Một điểm cần chú ý khi nghiên cứu nguyên nhân của bệnh thấp khớp ở miền Bắc Việt Nam là căn cứ chỉ số hạ nhiệt :

h = Δt (9,0 + 10,9 √ (0v –v

trong  đó :       h - nhiệt mất đi tính bằng kcal/m2.

                        Δt - hiệu số giữa nhiệt độ da và nhiệt độ môi trường.

                        v - tốc độ gió ngoài trời tính bằng m/s.

                        v0 - tốc độ gió trong nhà.

            Khi chỉ số hạ nhiệt tăng cao kết hợp với độ ẩm tăng cao thì làm tăng độc lực của vi khuẩnStreptococcus viridans B gây nhiều cơn đau khớp. Điều này phù hợp với nhận định rằng bệnh thấp tim ở trẻ em Việt Nam không cao lắm, nhưng khi lớn lên tỷ lệ bệnh van tim tăng lên do cơ thể càng ngày càng bị nhiệt độ lạnh và độ ẩm cao tác động, vì mùa đông lạnh nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Điều kiện khí hậu nóng - ẩm quanh năm ở miền Nam Việt Nam ít tác động đến bệnh thấp khớp, vì loại vi khuẩn gây bệnh này ít có điều kiện phát sinh và phát triển.

            Bệnh hen phế quản dị ứng ở Việt Nam có những nét khác biệt với Châu Âu. Chúng ta ít nói đến nguyên nhân do phấn hoa mà chú ý nhiều đến bụi nhà, nấm móc hoặc những thay đổi khí hậu gây cơn hen rõ rệt. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp, tốc độ gió tăng cao, độ ẩm không khí, đặc biệt độ ẩm nền nhà tăng cao thì tỷ lệ những người mắc bệnh hen tăng lên rõ rệt, nhất là vào những tháng gió mùa đông - bắc, mưa phùn, gió lạnh tràn về, áp suất khí quyển thay đổi đột ngột. Khí hậu có ảnh hưởng đến bệnh tật, nhưng chúng ta có thể lợi dụng các yếu tố khí hậu để cải thiện điều kiện sống hàng ngày và chữa một số bệnh, dựa trên nguyên tắc sử dụng các yếu tố khí hậu khác nhau. Dùng khí hậu để chữa bệnh đó là khí hậu liệu pháp.

            Ở nhiều nước người ta lợi dụng những vùng núi cao để chữa các bệnh hen, ho gà. Vì ở những vùng đó có điều kiện tăng cường thông khí phổi, tăng cường lưu lượng máu ngoại biên, kích thích sản sinh hocmon tuyến thượng thận giúp cân bằng điều hòa thân nhiệt.

            Đặc biệt hơn cả vẫn là việc lợi dụng các điều kiện thiên nhiên, trong đó có các yếu tố khí hậu để xây dựng những nhà nghỉ và những trại an dưỡng chữa bệnh, dựa theo một số tiêu chuẩn sau : môi trường xây dựng phải tạo nên trạng thái dễ chịu cho cơ thể, loại trừ các yếu tố bất lợi như oi bức, ngột ngạt, ô nhiễm, bầu trời thoáng đãng không có bụi khói công nghiệp hoặc sương mù dày đặc, không ồn ào v.v.v.

            Những tiêu chuẩn trên thường thấy ở những vùng cận nhiệt đới và ôn đới, ở hải đảo, bờ biển, miền núi có rừng ở độ cao trung bình hoặc ở chân các dãy núi cao.

 


Người viết : admin

Go to Top
Đặt Khám Online